Học Ngữ Pháp N3 – Tuần 2 Ngày 3
Tổng hợp ngữ pháp N3 hay dùng nhất.
Dưới đây là nội dung ngữ pháp N3 hay dùng nhất giành cho nhưng bạn nào tham gia kì thi JLPT
Cách danh từ hóa động từ, tính từ.
I. Cách 1: ~さ (~sa)
Chắc các bạn thường nghe nói đến 嬉しさ(ureshisa)、暑さ(atsuisa)、重さ(omo sa)、まじめさ (majimesa)….
Để chuyển một tính từ về dạng ~さ(~sa) khá đơn giản.
Với tính từ đuôi “i” thì mình bỏ “i”, tính từ đuôi “na” thì bỏ “na” đi rồi thêm “さ – sa” vào là ta đã có 1 danh từ rồi.
Riêng tính từ いい(ii-tốt; đẹp; đúng) thì chuyển thành よさ (yosa).
Chú ý là cách này được sử dụng để chỉ ra một đặc tính hay cảm giác, và mức độ của nó.
Ví dụ
1. 大きさは違うが、君と同じかばんを持って い るよ。(=どのぐらい大きいか)
Ookisa wa chigau ga, kimi to onaji kaban wo motte iru yo. (=dono gurai ookii ka)
Tuy kích cỡ khác nhau nhưng mình có cái cặp giống với cậu đấy.
2. 子供に命の大切さを教えなければならない。(=命がどの ぐらい大切か)
Kodomo ni inochi no taisetsu-sa wo oshie nakereba naranai. (=inochi ga dono gurai taisetsu ka)
Phải dạy cho trẻ em tầm quan trọng của cuộc sống
II. Cách 2: ~み (~mi)
Cũng tương tự như cách 1, thì đây là một cách để chuyển tính từ đuôi “i” và “na” về dạng danh từ.
Với tính từ đuôi “i” thì mình bỏ “i”, tính từ đuôi “na” thì bỏ “na” đi rồi thêm “み – mi” vào.
Chú ý cách này dùng để chỉ tính chất đại diện cho trạng thái mà nó đã trở thành.
Chẳng hạn như là 悲しみ(kanashimi – buồn thương)、弱み(yowami – nhược điểm) 、痛み(itami – cơn đau)、真剣み(shinkenmi – nghiêm chỉnh)
Thế nên những cách nói như là 大きみ(ookimi)、うれしみ(ureshimi)、暑 み(atsumi)、まじめみ (majimemi) là không có trong tiếng Nhật.
Ví dụ
1. 戦争が終わった今でも、この国の苦しみはまだ続いている。(=苦しい状態)
Sensou ga owatta ima demo, kôn kuni no kurushimi wa mada tsuduite iru. (=kurushii joutai)
Ngay cả bây giờ chiến tranh kết thúc, những khó khăn vẫn đang diễn ra ở đất nước này.
2. 田中さんの強みは、二つの言語が話せるということ で す。(=強い点)
Tanaka-san no tsuyomi wa futatsu no gengo ga hanaseru to iu koto desu.
Điểm mạnh của anh Tanaka là có thể nói được 2 ngôn ngữ.
III. Cách 3: ~こと (~koto)
Cách này thì quá thông dụng và quen thuộc với các bạn rồi có phải không?
Chỉ đơn giản là đưa động từ, tính từ, danh từ về thể thông thường rồi thêm “koto” vào là xong.
Chú ý một chút hiện tại đơn giản của tính từ đuôi “na” thì giữ nguyên “na”, còn danh từ thì chuyển qua dạng “N de aru” hoặc “N no”.
Trong cấu trúc này thì “N no koto” hoặc “N de aru koto” sẽ mang nghĩa “Về N thì~”
Ví dụ
1. 来週のテストのことで、質問があります。(=テストについて )
Raishuu no tesuto no koto de, shitsumon ga arimasu. (=Tesuto ni tsuite)
Em có câu hỏi về bài kiểm tra tuần tới.
2. 田中さんが入院したことを知っていますか?(=入院したという 事実)
Tanaka-san ga nyuuin shita koto wo shitte imasu ka?
Anh có biết việc chú Tanaka đã phải nhập viện không?
IV. Cách 4: ~の (~no)
Cách nói này có vẻ như là thông dụng nhất.
Đơn giản là thể thông thường của động từ, tính từ, danh từ thêm “no” vào sau là đã có 1 cách danh từ hóa rồi.
Chú ý hiện tại đơn giản của tính từ đuôi “na” thì giữ nguyên “na”, còn danh từ thì thêm “na” vào.
Ví dụ:
1. 田中さんに電話するのをすっかり忘れていました。(=電話す ること)
Tanaka-san ni denwa suru-no wo sukkari wasurete imashita. (=denwa suru koto)
Em đã quên việc gọi điện cho chú Tanaka.
2. 日曜日に混んだところへ行くのは、あまり好きじゃない。(=行くこと )
Nichiyoubi ni konda tokoro e iku-no wa amari suki janai.
Việc ngày chủ nhật đi đến một nơi đông đúc thì mình không thích cho lắm.