Học ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp (N5+N4) – Phần 1

Học ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp (N5+N4) – Phần 1

1. N1N2ですN1 là N2.

Đây là một dạng mẫu câu đơn giản nhất trong tiếng Nhật 「N1 là N2」,「N1」và「N2」đều là danh từ. Chủ ngữ được thể hiện bằng trợ từ「は」(Lưu ý: trợ từ này được đọc là “Wa”, chứ không phải “Ha”).Cuối câu khẳng định ở thời hiện tại có thêm「です」(Có thể hiểu tương đương với động từ “là” trong tiếng Việt, được sử dụng với ý lịch sự)

Ví dụ: わたしは ジョンです。 Tôi là John.

2. N1N2ですか→ はい、N1 N2です N1 có phải N2 không?=> Vâng, N1 là N2.

Muốn chuyển sang câu nghi vấn, chỉ cần thêm「か」vào cuối câu. Trong câu trả lời khẳng định được gắn thêm「はい」vào đầu câu.

A: あなたは ジョンさんですか。

B: はい、わたしは ジョンです。

3. N1N2ですか→ いいえ、N1 N2では ありません

  Trong câu trả lời phủ định, phải thêm「いいえ」vào đầu câu và cuối câu phải chuyển từ「です」(khẳng định) sang「では ありません」(phủ định).

Mẫu câu「N1は N2では ありません」cũng có thể hoạt động một cách độc lập.

いいえ、わたしは ジョンでは ありません。 Không, tôi không phải là John.

4. N1N2

Trường hợp muốn sử dụng danh từ (N1) để thuyết minh, giải thích cho danh từ khác (N2), thì chỉ cần gắn trợ từ「の」vào giữa hai danh từ đó. Đây là một trong những cách kết hợp từ phổ biến, thể hiện nhiều mối quan hệ từ trong tiếng Nhật.

にほんごの せんせい (a teacher of Japanese) = giáo viên tiếng Nhật

がいこくの ひと (a foreigner) = người nước ngoài

へやの かぎ (a room key) = chìa khóa phòng

ジョンさんは アメリカの がくせいです。 Anh John là học sinh Mỹ.

5. これはNです.これ/それ/あれ ]  Nです[Đây/Đó/Kia] là N.

「これ」,「それ」, và「あれ」là những đại từ chỉ thị, với tư cách là chủ ngữ trong câu.

これ: Chỉ những vật ở gần người nói.

それ: Chỉ những vật ở gần đối tượng giao tiếp.

あれ: Chỉ những vật ở xa cả người nói và đối tượng giao tiếp.

これは ほんです。 = Đây là quyển sách.

それは にほんの とけいです。 = Đó là đồng hồ Nhật.

あれは バスです。 = Kia là xe buýt.

6. この/その/あのN,[ この/その/あの ] N,N [này/đó/kia]

「この」,「その」, và「あの」cũng là những đại từ chỉ thị, có chức năng hạn định cho N (danh từ) đứng ngay sau chúng.

この ほんは にほんごの ほんです。 = Quyển sách này là quyển sách tiếng Nhật.

7. N1ですか、N2ですか Là N1 hay là N2?

Là câu hỏi lựa chọn「N1」hoặc「N2」

A: これは ペンですか、えんぴつですか。Đây là bút mực hay bút chì.

B: それは ペンです。Đó là bút mực.

A: それは じどうしゃの かぎですか、じてんしゃの かぎですか。Đó là chìa khóa xe hơi hay chìa khóa xe đạp.

B: これは じてんしゃの かぎです。Đây là chìa khóa xe đạp.

8. なんですか Là cái gì?

Cách hỏi tên của đồ vật (hoặc hỏi về một hiện tượng nào đó).

Đối với dạng câu hỏi này không dùng câu trả lời có「はい」hoặc「いいえ」. Dạng gốc của 「なん」là「なに」. Trước 「です」, luôn luôn đọc là「なん」. Trong tiếng Nhật, từ để hỏi không nhất thiết lúc nào cũng đứng ở đầu câu.

A: あれは なんですか。Kia là cái gì?

B: あれは スカーフです。ハンカチでは ありません。Kia là cái khăn quàng, không phải khăn tay.

9. だれですか Là ai?

Cách hỏi tên người.

Đối với dạng câu hỏi này cũng không dùng câu trả lời có「はい」hoặc 「いいえ」.

「だれ」là từ để hỏi tên người hoặc hỏi về mối quan hệ của con người.Cách nói của lịch sự của「(この) 人」và「だれ」là「(この) かた」và「どなた」

A: あの 人は だれですか。Người kia là ai?

B: あの 人は Aさんです。Người kia là anh A.

A: あの かたは どなたですか。Vị kia là vị nào?

B: あの かたは Aさんです。Vị kia là anh A.

10. N1は~です。N2も~です N1 là ~. N2 cũng là ~.

Trợ từ「も」có nghĩa là “cũng”, “cũng là”. Được dùng sau chủ ngữ (N2) của câu thứ hai, biểu thị nội dung giống với câu thứ nhất (N1)

これは がくせいの つくえです。それも がくせいの つくえです。Đây là bàn học sinh. Kia cũng là bàn học sinh.

あなたも マレーシアの がくせいですか。Bạn cũng là học sinh Malaysia hả?

11. Nはどれですか N là cái nào?

Từ nghi vấn「どれ」, có nghĩa là “cái nào?’’, được dùng trong câu hỏi lựa chọn, trong một nhóm có từ hai trở lên.

せんせいの いすは どれですか。Ghế giáo viên là cái nào?

12. Nはこれ/それ/あれですN là [cái này/cái đó/cái kia]

Cách nói nhằm chỉ định một đồ vật cụ thể nào đó nằm trong số nhiều.

「これ」: Cái này; 「それ」: Cái đấy/ đó;「あれ」: Cái kia.

せんせいの いすは これです。 Ghế giáo viên là cái này.

13. どのNですかLà N nào?

Từ nghi vấn「どの」có thể hiểu là “…nào”, sau nó luôn luôn là một danh từ đã được định danh.

Đối với người, dùng「どの 人」hoặc「どの かた」. (người nào, vị nào)

A: すずきせんせいは どの かたですか。Cô Suzuki là vị nào?

B: すずきせんせいは あの かたです。Cô Suzuki là vị kia.

14. N1N2 N1 và N2

Trợ từ「と」có chức năng nối kết hai danh từ, nghĩa là “và”

ほんと ノート = sách và vở

マリアさんと ローラさんは フィリピンの がくせいです。 = Chị Maria và chị Laura là học sinh Philipin.

15. ここはPlaceです Đây [Nơi này] là [nơi chốn].

「ここ」, 「そこ」và 「あそこ」 là những đại từ chỉ địa điểm.

Với nghĩa “(ở) đây là…”(địa điểm gần người nói); “(ở) đấy là…” (gần đối tượng giao tiếp) và “(ở) kia là…”(cách xa cả người nói và đối tượng giao tiếp).

ここは じむしつです。 Đây là văn phòng.

16. Nはどこですか N ở đâu ạ?

Từ nghi vấn「どこ」dùng để hỏi về địa điểm, có nghĩa là “ở đâu?”

やまださんの うちは どこですか。 Nhà anh Yamada ở đâu ạ?

17. Nはいくらですか  N giá bao nhiêu?

Từ nghi vấn「いくら」dùng để hỏi về giá cả, có nghĩa là “bao nhiêu tiền?”

A:この ジュースは いくらですか。 Nước quả này giá bao nhiêu?

18. NはA()-いです Diễn tả tính chất.

Đây là dạng câu có vị ngữ là tính từ. Tính từ là từ biểu thị tính chất của danh từ. Trong tiếng Nhật, tính từ được chia làm hai loại.

Tính từ đuôi “i” (Aい), còn được gọi là “hình dung từ” và tính từ đuôi “na” (Aな), còn được gọi là “hình dung động từ”.

あの さかなは あたらしいです。 Con cá kia mới.

19. ()-くないです

Dạng phủ định của「Aい」là「くない」. Có nghĩa là bỏ đuôi「い」, thay bằng「くない」.

しょくどうの スープは たかく ないです。 Món súp của nhà ăn không mắc.

20. ()-N

Trường hợp「Aい」làm chức năng bổ nghĩa cho danh từ thì kết hợp trực tiếp và đứng trước danh từ đó.

あの ふるい たてものは レストランです。 Tòa nhà  kia là nhà hàng.

21. ()-Nは~です

Câu có chủ ngữ là danh từ được bổ nghĩa bằng「Aい」

この あかい かみは しょっけんでは ありません。 Tờ giấy đỏ này không phải là phiếu ăn.

22. どんな Nですか→A NですN như thế nào?

Cách hỏi về tính chất, trạng thái của người hoặc sự vật (N) và cách trả lời.

Khi hỏi phải dùng「どんな」(như thế nào) và trả lời phải sử dụng「Aい」hoặc「Aな」.

A: ふじさんは どんな 山ですか。 Núi Phú Sỹ là núi như thế nào?

B: ふじさんは たかい 山です。 Núi Phú Sỹ là núi cao.

23. ~。そして、

「そして」 là từ nối, có chức năng nối hai câu với nhau, và nó luôn đứng ở đầu câu thứ hai. Có thể hiểu là “và thế rồi”, “sau đó”, “và”, “hơn nữa”…

あの へやは ちいさいです。そして、くらいです。 Phòng kia nhỏ. Và tối nữa.

Lưu ý: Trợ từ「と」tuy cũng có nghĩa là “và” nhưng không thực hiện chức năng nối hai câu. Cho nên không thể nói 「あの へやは ちいさい です。と、くらいです」

24. いまなんじですか  Cách hỏi giờ. “ima” = “bây giờ”, “nanji” = “mấy giờ”

A: いま なんじですか。Mấy giờ rồi ạ?

B: いま 十一じです。Giờ là 11 giờ.

25. N Vます Sẽ làm gì.

Đây là một dạng câu vị ngữ động từ. Động từ (V) đứng ở cuối câu. Từ chỉ mục đích (đối tượng của hành động hay còn gọi là “bổ ngữ”) đứng trước trợ từ「を」, tạo thành mẫu câu「N を V 」

わたしは ラジオを ききます。 Tôi sẽ nghe đài.

Chú ý: Từ chỉ đối tượng trực tiếp luôn đứng trước động từ. Không nói 「わたしはききますすラジオ

26. N Vません Sẽ không làm gì.

Dạng「Vます」khi chuyển sang phủ định thì chỉ cần thay「ます」bằng「ません」.

わたしは ラジオを ききません。 Tôi sẽ không nghe đài.

27. なにを Vますか Hỏi làm cái gì.

Khi muốn hỏi về đối tượng của hành động (từ chỉ mục đích), dùng「なに」, nghĩa là “gì”, “cái gì”

あなたは なにを よみますか。 Bạn đọc cái gì vậy?

28. N VましたĐã làm gì.

Muốn chuyển động từ dạng 「Vます」sang dạng quá khứ, chỉ cần thay 「ます」bằng 「ました」.

わたしは テニスを しました。 Tôi đã chơi tennis.

29.きのうNをVました

きのう N を Vました Hôm qua làm gì đó.

あした N を Vます Ngày mai sẽ làm gì đó.

Một số trạng từ chỉ thời gian:「きょう」(hôm nay),「せんしゅう」(tuần trước),「あさ」 (sáng nay).

Trạng từ chỉ thời gian thường đứng ở đầu câu hoặc sau chủ ngữ.(không đứng ở cuối câu)

やまださんは きのう ピンポンを しました。 Anh Yamada hôm qua đã chơi bóng bàn.

わたしは よる えいがを みます。 Tôi sẽ xem phim vào buổi tối.

30. N VませんでしたĐã không làm gì đó.

Dạng phủ định trong quá khứ của「Vます」là「Vませんでした」.

わたしは えいごを べんきょうしませんでした。 Tôi đã không học tiếng Anh.

31. PlaceでVます Làm gì ở nơi nào đó.

Trợ từ「で」trong trường hợp này biểu thị đia điểm xảy ra hành động.

わたしは ぎんざの えいがかんで えいがを みました。 Tôi đã xem phim ở rạp chiếu phim Ginza.

32. どこでVますか Hỏi làm gì đó ở đâu.

Khi muốn hỏi địa điểm xảy ra hành động, dùng「どこで」, có nghĩa là “ở đâu?”

あなたは どこで えいがを みますか。 Anh xem phim ở đâu vậy?

33. きのうPlaceでなにをVましたか

きのう Placeで なにを Vましたか Hôm qua bạn đã làm cái gì ở [nơi chỗ]?

あした Placeで なにを Vますか Ngày mai bạn sẽ làm gì ở [nơi chỗ]?

Cách hỏi đã làm gì, ở đâu vào một thời điểm nào đó trong quá khứ. Thông thường trạng từ chỉ thời gian đứng sau chủ ngữ và đứng trước từ chỉ địa điểm.

あなたは きのう しんじゅくで なにを しましたか。 Anh hôm qua đã làm gì ở Shinjuku?

あなたは あした ぎんざで なにを しますか。Anh ngày mai sẽ làm gì ở Ginza?

34. N1は~をVます。N2()~をVます N1は ~を Vます N1 làm ~. N2も ~を Vます N2 cũng làm ~.

Khi「N2」thực hiện một hành động nào đó giống với「N1」thì sau「N2」có thể dùng trợ từ「も」(thay cho「は」), với nghĩa “cũng”,”cũng như”…

ジョンさんは ひらがなを かきます。マリアさんも ひらがなを かきます。 Anh John viết chữ hiragana. Chị Maria cũng viết chữ hiragana.

35. ~はN1をVます。~はN2()Vます ~は N1を Vます ~は N2も Vます

Chủ thể làm một hành động và cũng làm hành động khác.

Khi cùng một chủ thể thực hiện từ hai hành động trở lên thì sau từ chỉ mục đích (bổ ngữ) ở câu thứ hai, có thể dùng trợ từ「も」(thay cho「を」)

ジョンさんは ひらがなを かきます。ジョンさんは かたかなも かきます。 Anh John viết chữ hiragana. Anh John cũng viết chữ katakana.

36. ~はあしたNをVます。~はあさって()NをVます

~は あした Nを Vます Ngày mai ~ làm[V] việc [N]

~は あさっても Nを Vます Ngày kia ~ cũng làm[V] việc [N]

Nếu gắn trợ từ 「も」vào sau trạng từ chỉ thời gian của câu thứ hai, thì nội dung câu hai cũng giống như câu một, đồng thời chủ thể hành động cũng là một.

ジョンさんは あした かんじを かきます。ジョンさんは あさっても かんじを かきます。 Anh John ngày mai viết chữ kanji. Anh John ngày kia cũng viết chữ kanji.

37. ~はまいにちVます Làm gì đó hàng ngày.

Cách nói sử dụng trạng từ chỉ thời gian biểu thị sự lặp đi lặp lại: 「まいにち」 (hàng ngày) và 「ときどき」 (thỉnh thoảng).

わたしは まいにち としょしつで べんきょうします。 Tôi hàng ngày học ở thư viện.

マナさんは ときどき へやで てがみを かきました。 Chị Maria thỉnh thoảng viết thư trong phòng.

38. ~は日よう日にVます ~ làm gì đó vào ngày chủ nhật

Trợ từ「に」đứng trước trạng từ chỉ thời gian, nhấn mạnh đến tính chính xác về thời gian xảy ra hành động. Tuy nhiên nếu không cần nhấn mạnh đến tính chính xác đó, có thể không cần trợ từ này. Cần thiết gắn trợ từ này sau “giờ giấc”, “thứ”, “ngày tháng”. Không cần thiết đối với trường hợp chỉ thời gian mang tính chất tương đối như 「きょう」 (hôm nay),「せんしゅう」(tuần trước).

わたしは 日よう日に バドミントンを します。 Tôi sẽ chơi cầu lông vào ngày chủ nhật.

39. ~。そして、 Diễn tả “và” với hai hành động. 「そして」 là từ nối, có chức năng nối hai câu với nhau, và nó luôn đứng ở đầu câu thứ hai. Có thể hiểu là “và thế rồi”, “sau đó”, “và”, “hơn nữa”…

わたしは 七じごろ おきます。そして、十じごろ ねます。 Tôi thức dậy lúc khoảng 7 giờ. Và khoảng 10 giờ tôi ngủ.

Chú ý: ごろ goro Nói về khoảng thời gian mang tính chất tương đối

三じごろ (khoảng 3 giờ)

三月三日ごろ (vào khoảng ngày 3 tháng 3),

1900ねんごろ (khoảng năm 1900).

40. N1N21 Nói tắt N2 khi cả hai người nói và nghe đều hiểu là nói về N2.

Trong hội thoại, nếu cả hai đều hiểu「N2」biểu thị ý nghĩa gì thì có thể được lược bỏ. Thông thường đó là trường hợp sử dụng trợ từ sở hữu「の」

その じてんしゃは だれの じてんしゃですか。Xe đạp kia là xe đạp của ai thế?

→その じてんしゃは だれのですか。Xe đạp kia là của ai thế?

この じてんしゃは わたしの じてんしゃです。Xe đạp này là xe đạp của tôi.

→この じてんしゃは わたしのです。Xe đạp này là của tôi.

これは マナさんのでは ありません。Đây không phải là của chị Mana.

41. A()-いN⇒A()-いの Nói tắt danh từ thành “no”.

Trong hội thoại nếu cả hai đều hiểu「N」biểu thị ý nghĩa gì thì có thể thay「N」bằng trợ từ 「の」.

A: その ふるい じてんしゃは だれのですか。Xe đạp cũ kia là của ai thế?

B: その ふるいのは アリさんのです。Cái cũ kia là của anh Ari.

42. ~は Nでした Dạng quá khứ của「Nです」là「Nでした」.

きのうは アリさんの たんじょうびでした。Hôm qua là sinh nhật anh Ali.

43. ~は Nでは ありませんでした

Dạng quá khứ của「N ではありません」là「Nではありませんでした」

きのうは マナさんの たんじょうびでは ありませんでした。Hông qua không phải là sinh nhật chị Mana.

44. Place へいきます

Trợ từ「へ」trong trường hợp này có nghĩa chỉ phương hướng chuyển động, được gắn sau danh từ chỉ địa điểm.

Lưu ý đọc là “e”, chứ không phải “he”

わたしは きのう ほんやへ いきました。Tôi hôm qua đi đến hiệu sách.

45. Place から きます

Trợ từ「から」được gắn sau danh từ chỉ địa điểm xuất phát.

Được hiểu là “từ đâu đến”

マナさんは タイから きます = Chị Mana đến từ Thái Lan.


Nguồn Fnapge Tự học tiếng Nhật
Chúc các bạn học tốt, thi tốt.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *