TẤT TẦN TẬT VỀ NGỮ PHÁP ところ


1.Vるところだ :sắp sửa
Cách sử dụng: Vる+ところだ
Ví dụ: 母:今日は何時に出かけるの?(Hôm nay mấy giờ con đi ra ngoài vậy?)
娘:今出かけるところだよ (Bây giờ con sắp sửa đi đây.)
Lưu ý: Trước ところだ không thể sử dụng các động từ không mang ý chí.
❌雨(あめ)が降(ふ)るところだ
⭕️雨が降りそうだ
2.Vているところだ:đang làm~, đang xảy ra
Cách sử dụng: Vている+ところだ
Ví dụ: 日本語を勉強しているところだ (Bây giờ tôi đang học tiếng Nhật)
ごはんを食べているところだ ( Tôi đang ăn cơm)
3.Vたところだ: vừa mới
Cách sử dụng: Vた+ところだ
Ví dụ: ちょっと前にごはんを食べたところだ
たった今帰ってきたところだ

  • Thường được dùng chung với các trạng từ chỉ thời điểm như:
    ・今+〜たところだ
    ・さっき+〜たところだ
    ・ちょっと前に+〜たところだ
    ・たった今+〜たところだ
    4.Vたところ~た:sau khi thì~ ( vế sau thường đưa ra kết quả hoặc người nói hiểu ra được vấn đề)
    Cách sử dụng: Vた+ところ~た
    Ví dụ: 上司に電話したところ不在だった
    (Sau khi tôi gọi điện cho sếp thì biết được là ông ấy không có nhà)
    お医者さんにみてもらったところ何も問題はなかった
    (Sau khi tôi hỏi bác sĩ thì biết được là mình không bị gì cả)
    5.~ところに/へ/を/で:đúng vào lúc
    Cách sử dụng: Vる/Vない/Aい/Aな/Nの+ところを
    Ví dụ: 1. 困っているところを助けてもらった
    (Đúng vào lúc tôi khó khăn thì nhận được giúp đỡ từ bạn)
    ごはんを食べているところに、友達が遊びに来た
    (Đúng vào lúc tôi đang ăn cơm, thì bạn tôi đến chơi)
    駅に着いたところで財布を忘れてきたことに気がついた。
    (Đúng vào lúc đến nhà ga thì tôi phát hiện mình bỏ quên ví ở nhà)
    今のところ、結婚は考えていない。
    Ngay bây giờ, tôi chưa có suy nghĩ sẽ kết hôn.
    「いいところへ来た。この荷物運ぶの手伝って」
    Đến đúng lúc quá. Vào giúp tôi bưng hành lí này lên với!
    6.~ところだった:suýt chút nữa thì
    Thường được dùng trong trường hợp: 1. Vì sự việc chưa xảy ra trong thực tế nên cảm thấy may mắn; 2. Còn một chút thôi vậy mà không thực hiện được nên cảm thấy đáng tiếc, hối hận.
    Cách sử dụng: Vる/Vない+ところだった
    Ví dụ: テストに名前を書くのを忘れるところだった (Suýt chút nữa thì tôi quên ghi tên lên bài kiểm tra rồi)
    もう少しで完成するところだったのに…(Còn một chút nữa thôi là tôi đã hoàn thành xong bài tập rồi vậy mà)
  • Thường được sử dụng chung với các trạng từ như:
    ・もう少しで〜ところだった
    ・あと少しで〜ところだった
    ・危うく〜ところだった など
    7.~ところを:trong lúc ~ vậy mà
    Thường dùng trong trường hợp mình gây phiền phức đến đối phương, đằng sau thường là cám ơn, xin lỗi hoặc nhờ vả đến đối phương đó.
    Cách sử dụng: Vる/Vない/Aい/Aな/Nの+ところを
    Ví dụ:
    お忙しいところをすみませんが、この文法を教えていただけますか?
    (Tôi xin lỗi vì đã nhờ bạn trong lúc bạn bận như thế này, xin hãy chỉ giúp tôi mẫu ngữ pháp này được không?)
  1. 本日はお忙しいところ来ていただき、ありがとうございました
    (Hôm nay anh chị bận rộn vậy mà cũng đến đây với tôi, tôi thật sự rất cám ơn)
  2. お疲れのところを悪いんだけど、これに目を通してくれる?
    (Anh đang mệt vậy mà tôi lại làm phiền, nhưng nhờ anh xem qua giúp tôi cái này được không ạ?)
    *Thường đi chung với các biểu hiện như:
    ・〜ところをありがとうございます
    ・〜ところを申し訳ありません
    ・〜ところを悪いんだけど…
    ・〜ところをありがとうございます
    8.~たところで:cho dẫu thì cũng ~không, thường vế sau là những phán đoán, dự báo không được tốt, mang tính tiêu cực
    Cách sử dụng: Vた+ところで
    Ví dụ:
    謝(あやま)ったところで許(ゆる)してあげないよ
    (Cho dẫu anh có xin lỗi thì tôi cũng không tha thứ chocho đâu)
  3. 後悔(こうかい)したところで、もう遅いよ
    (Cho dẫu bạn có hối hận thì cũng muộn rồi)
    *Thường sử dụng với các biểu hiện như:(thỉnh thoảng vẫn có thể đi với biểu hiện tốt)
    ・〜たところで+否定表現
    ・〜たところで+無理だ
    ・〜たところで+無駄(むだ)だ
    ・〜たところで+仕方(しかた)がない
    ・〜たところで+無意味だ
    ・〜たところで+役に立たない
    ・〜たところで+大丈夫(だいじょうぶ)だ
    ・〜たところで+問題ない  など
    *Vế sau không chia về thể quá khứ
    ❌急いだところで間に合わなかった
    ⭕️急いでも間に合わなかった
    9.~どころか:đừng có nói là A mà B cũng ~
    Cách sử dụng: Vる/N/A +どころか
    Ví dụ: 1. A:新しい先生はやさしい?(Giáo viên mới có hiền không bạn?)
    B:やさしいどころか、とても厳しいよ…(Đừng có nói là hiền mà cô ấy còn rất khó tính đấy)
  4. A:元気だった?(Bạn khỏe không?)
    B:元気(な)どころか、昨日まで入院していたんだ (Không những không khỏe mà tôi vừa mới nhập viện vào hôm qua nữa.)
    *Thường đi chung với những cặp từ mang nghĩa trái ngược nhau.
    10.~どころではない:bây giờ không phải lúc, không thể, không có chuyện
    Cách sử dụng: N/Vている+どころではない
    Ví dụ: 1. 病気になったので、旅行どころではない
    (Vì tôi bị bệnh nên không thể nghĩ đến chuyện đi du lịch được rồi)
  5. こんなに給料が少ないと、結婚どころじゃないよ…
    (Với đồng lương ít ỏi thế này nên bây giờ không phải lúc để nghĩ
    đến chuyện kết hôn nhé)
    Tổng hợp và biên soạn bởi: Thùy Nhiên (được tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *